Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Công thương

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH RƯỢU

Để cụ thể hóa các quy định tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia ngày 14/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu. Cụ thể một số điểm mới như sau:

1. Hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép, thay vào đó chỉ cần đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện

Đó là một trong những điểm mới về kinh doanh rượu được quy định tại khoản 1, Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP (sửa đổi Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP), về nguyên tắc quản lý rượu: “Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện…; Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.

2. Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được quyền mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại

Được quy định tại Khoản 9, Điều 16; bổ sung Khoản 5, Điều 16 Nghị định  105/2017/NĐ-CP. Theo đó cụm từ “Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại” quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điều 10, Điều 17; Khoản 2 và 3 Điều 32 Nghị định 105/2017/NĐ-CP cũng được thay thế bằng cụm từ “Sản xuất rượu thủ công để bán cho các cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại” để phù hợp với thực tế thực hiện.

3. Nghị định bổ sung Chương IIa vào sau Chương II kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ

- Cụ thể, bổ sung quy định điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.

- Nghị định cũng bổ sung quy định điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ: Đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên, rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế; phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.

- Ngoài ra, Nghị định quy định điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: Đáp ứng các điều kiện nêu trên; đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.

Rượu Mẫu Sơn, hương vị đặc trưng của núi rừng Xứ Lạng

4. Nghị định bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, cụ thể:

- Bãi bỏ Khoản 1 Điều 3.

- Bãi bỏ Điều 7.

- Bãi bỏ Khoản 2, 3 và 6 Điều 11.

- Bãi bỏ Khoản 2,3 và 6 Điều 12.

- Bãi bỏ Khoản 4 và 5 Điều 13.

- Bãi bỏ Khoản 4 Điều 14.

- Bãi bỏ Khoản 3, 4 và 7 Điều 21.

- Bãi bỏ Khoản 3, 4 và 7 Điều 22.

- Bãi bỏ Khoản 5 và 6 Điều 23.

- Bãi bỏ Điều 24.

Chi tiết nội dung Nghị định 17/2020/NĐ-CP được đính kèmhttp://soct.langson.gov.vn/sites/soct.langson.gov.vn/files/17_2020_ND-C…">./.

 

LÃ ĐOÀN