Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Công thương

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công khai kết luận thanh tra – Một số điểm mới theo quy định pháp luật

Luật Thanh tra năm 2022 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đã cơ bản khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của Luật Thanh tra năm 2010, đồng thời cụ thể hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại các văn bản như: Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017  của BCH Trung ương khóa XII, yêu cầu: rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ nhiệm vụ: đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới giám sát cấp trên; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; đặc biệt, hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra phải thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Luật Thanh tra năm 2022 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đã cơ bản khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của Luật Thanh tra năm 2010, đồng thời cụ thể hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại các văn bản như: Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017  của BCH Trung ương khóa XII, yêu cầu: rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ nhiệm vụ: đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới giám sát cấp trên; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; đặc biệt, hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra phải thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Để thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo trên, nhiều chế định đã được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra và các văn bản liên quan khác, đặc biệt là chế định pháp luật liên quan đến việc ban hành kết luận thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra. Trong đó việc công khai kết luận thanh tra đã có những quy định mới giúp cho các cơ quan, tổ chức, báo chí, công dân tiếp cận dể dàng hơn so với Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể:

Thứ nhất, về nội dung thanh tra

Theo Khoản 2, Điều 79 Luật Thanh tra 2022 được hướng dẫn bởi Điều 48 Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai.

Như vậy, các kết luận thanh tra khi thực hiện công khai thì phải công khai toàn văn kết luận thanh tra, để khắc phục việc một số kết luận thanh tra chỉ công khai tóm tắt nội dung kết luận thanh tra như quy định trước đây tại Luật Thanh tra 2010: Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do đặc thù của hoạt động thanh tra đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra là các cơ quan, tổ chức, cá nhân nên tuỳ từng nội dung công khai mà phạm vi, đối tượng được quy định cụ thể. Trong việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật thì không được công khai. Danh mục Bí mật nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể trong từng lĩnh vực.                                

Ngoài ra, theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 03/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước của Đảng quy định Bí mật nhà nước về thông tin về công tác nội chính độ Tối mật gồm: Chỉ thị, kết luận, thông báo, tờ trình, công văn và văn bản, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương, cấp ủy cấp tỉnh về phương án xử lý các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai; Độ mật gồm: Chỉ thị, nghị quyết, kết luận, đề án, thông báo, chương trình, kế hoạch, báo cáo, công văn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương và cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng các cấp (trừ cấp cơ sở) về chỉ đạo, định hướng chỉ đạo, theo dõi, nắm tình hình, xử lý các vấn đề, vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Như vậy, nếu trong Kết luận thanh tra bao gồm những nội dung như trên thì không công khai với cơ quan, tổ chức, cá nhân, chỉ công bố với đối tượng thanh tra để đối tượng thanh tra biết và thực hiện kết luận thanh tra. Việc không công khai với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo tránh các thế lực thù địch, phản động kích động người dân ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước, trật tự xã hội, lòng tin của công dân vào Nhà nước, lợi ích quốc gia.

Thứ hai, hình thức công khai Kết luận thanh tra

- Việc đăng tải kết luận thanh tra trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.

- Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:

+ Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;

+ Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.

Như vậy có thể thấy, hình thức công khai bằng việc đăng trên cổng thông tin điện tử là hình thức bắt buộc có phạm vi rộng toàn xã hội, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, báo chí đều có thể tiếp cận, thay vì Luật Thanh tra 2010 quy định là hình thức được lựa chọn, nên nhiều đơn vị thanh tra không lựa chọn hình thức này mà lựa chọn hình thức niêm yết công khai tại đơn vị đối tượng thanh tra. Việc lựa chọn này có phạm vi hẹp, các cơ quan báo chí, công dân khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được.

Thứ ba, thời hạn công khai: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức đăng tải trên cống thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và một trong các hình thức thứ hai, thứ ba, thứ tư trên.

Như vậy có thể thấy rằng, công khai kết luận thanh tra đã được quy định đầy đủ, chi tiết từ việc quy định công khai nội dung, hình thức, phạm vi, thời hạn thanh tra đến quy định những nội dung mật không công khai. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, bảo đảm giám sát hoạt động quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.


Tác giả: Nguyễn Thị Thu Yến